Việc chăm sóc răng miệng đúng cách là một việc đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bé, giúp bé phát âm chính xác hơn, ăn nhai tốt và một ngoại hình với một nụ cười xinh xắn.
Theo dòng trưởng thành của trẻ, cha mẹ cũng cần trang bị một số kiến thức hữu ích phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. Và đừng quá lo lắng, bài viết Chăm sóc răng miệng cho trẻ em theo từng độ tuổi của Nha Khoa Tân Bình Bảo An Dental sẽ mang đến những thông tin hữu ích mà cha mẹ của bé cần để vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách.
Tập cho bé làm quen với việc làm sạch răng miệng
Rất nhiều cha mẹ có quan niệm rằng vấn đề làm sạch răng miệng cho bé trong giai đoạn chưa mọc răng là không cần thiết. Tuy nhiên, khi ý thức được vấn đề này sẽ giúp ích rất tốt: giúp bé tạo được thói quen làm sạch răng miệng từ sớm, việc dạy bé đánh răng sau này cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, bé sẽ có một hơi thở thơm tho, một khoang miệng không bị viêm nhiễm bởi mảng bám thức ăn còn sót lại.
Khi trẻ chưa mọc răng cha mẹ thường hay lơ là và bỏ qua vấn đề làm sạch răng miệng vì nghĩ là không cần thiết. Tuy nhiên, nên quan tâm việc vệ sinh răng miệng càng sớm càng tốt, giúp trẻ tạo được thói quen làm sạch răng miệng, việc dạy bé đánh răng sau này cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sẽ giữ được hơi thở thơm tho cho trẻ, răng miệng không viêm nhiễm vì mảng bám thức ăn còn sót lại.
Theo dõi tình trạng mọc răng của trẻ để tiếp cận kịp thời
Quan trọng nhất khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, việc vệ sinh răng miệng càng quan trọng và cần thiết phải kịp thời tiếp cận hơn. Mặc dù thực tế, răng sữa không tồn tại mãi nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến răng vĩnh viễn sau này. Do đó, cha mẹ nên làm sạch răng miệng trẻ kĩ hơn, giúp trẻ tránh được những bệnh lý không đáng có.
Luôn chú ý kiểm tra răng miệng của trẻ
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp làm sạch răng miệng cho trẻ đúng cách, cha mẹ cũng nên lưu ý thường xuyên kiểm tra để phát hiện những vấn đề răng miệng. Trẻ nhỏ rất dễ bị sâu răng hay ố vàng răng do uống sữa, nước hoa quả, bánh kẹo trước khi đi ngủ. Cách dễ dàng nhất là cho bé uống nước lọc hoặc có thể thì giúp bé đánh răng trước khi ngủ.
Nước lọc - tuy đơn giản nhưng hữu ích
Cha mẹ nên cho trẻ uống một ít nước lọc sau khi xong bữa. Nước lọc sẽ giúp trẻ loại bỏ được một số thức ăn dư thừa sót lại trong khoang miệng, làm sạch răng miệng ở mức tương đối cho trẻ.
Cung cấp đủ Flour cho trẻ
Từ lâu, Flour đã được kiểm chứng là đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển răng. Flour thường được bổ sung vào kem đánh răng, nước súc miệng hoặc có riêng các phương pháp điều trị flour.
Vào giai đoạn chuyển tiếp từ răng sữa sang răng vĩnh viễn của trẻ (khoảng 6 tháng - 16 tuổi) cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với một ít kem đánh răng có chứa flour. Hoạt chất này sẽ hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng, hạn chế ảnh hưởng xấu từ vi khuẩn mảng bám, giúp ích cho việc phát triển răng vĩnh viễn của trẻ.
Thăm khám và kiểm tra răng miệng
Thường xuyên kiểm tra và ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của các vấn đề răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,... Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp người có chuyên môn Nha khoa kiểm tra chi tiết và kịp thời can thiệp tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn.
Học cách đánh răng đúng phương pháp
Để trẻ không bị đau đớn, khó chịu, đồng thời mang lại hiệu quả chăm sóc, bảo vệ răng miệng cao thì bé cần phải biết đánh răng đúng cách. Cha mẹ hướng dẫn bé để bàn chải sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng, chia ra từng nhóm răng để vệ sinh thật kỹ, mỗi nhóm độ 2 - 3 cái, vệ sinh đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian đánh răng hợp lý nhất đủ để làm sạch răng và không hại men răng là khoảng 2 - 3 phút.
Đối với các nên chuẩn bị mang theo miếng gạc để làm sạch tia sữa cho bé. Bởi vì trong thời kỳ cho con bú nếu mẹ không làm sạch sẽ dễ gây viêm nhiễm làm tắc tia sữa. Khi cho bé ăn sữa xong mẹ làm sạch vệ sinh kịp thời.
Trẻ chưa mọc răng cũng nên được vệ sinh răng miệng để làm sạch nướu, vòm miệng, tránh bị viêm nướu, vi khuẩn xâm nhập. Giai đoạn này cha mẹ không nên dùng bàn chải hay kem đánh răng vì bé còn rất nhạy cảm, chỉ cần thực hiện các biện pháp đơn giản như sau:
Một kinh nghiệm dân gian được các bà các mẹ khuyên dùng là sử dụng nước cốt rau ngót để rà lưỡi cho bé, có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, dùng gạc tẩm mật ong cũng là một biện pháp hay được dân gian lưu truyền, mục đích là để điều trị tưa lưỡi do nấm.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu trong mật ong thường có vi khuẩn Clostridium Botolium mang độc tố tác động tới thần kinh và có thể gây liệt cơ nên mọi người không nên dùng cho bé còn quá nhỏ dưới 1 tuổi.
Trong khoảng 6 tháng đến 8 tháng là quá trình bắt đầu những chiếc răng đầu tiên thành hình, và được gọi là răng sữa. Răng sữa góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển răng vĩnh viễn sau này.
Do đó, phụ huynh của bé không nên bỏ qua việc làm sạch răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này. Có thể áp dụng cách vệ sinh như khi trẻ chưa mọc răng hoặc mua bàn chải đánh răng chuyên dụng, lông mềm, nhỏ làm sạch cho bé. Ở giai đoạn này, bạn chỉ cần chải răng nhẹ nhàng, làm sạch nướu, vòm miệng của trẻ, không cần thiết dùng kem đánh răng.
Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu mọc răng nhiều hơn, cứng cáp và hoàn thiện hơn. Trẻ có thể bắt đầu được tiếp xúc với kem đánh răng nhưng phải là loại có chứa flour hàm lượng thấp hoặc tốt nhất là dùng loại dành riêng cho trẻ ở độ tuổi này.
Thông thường, đây sẽ là lúc trẻ bắt đầu mọc răng hàm, hoàn thiện các răng cũng như lần lượt thay răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Lúc này bé đã được làm quen trước đó và thể trạng cứng cáp hơn, thích hợp cho bé tập đánh răng với bàn chải trẻ em, sử dụng kem đánh răng chứa hàm lượng flour khoảng 1.350 – 1.500ppm. Tấy nhiên cha mẹ cũng lưu ý lựa chọn bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu của trẻ.
Tập cho trẻ đánh răng đúng cách cũng là vấn đề làm nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, nhổ nước, không nuốt kem đánh răng. Và đừng quên thay bàn chải thường xuyên khoảng 2 - 3 tháng/lần.
Lời khuyên của Nha sĩ là nên đánh răng 2 lần/ngày: trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ăn xong. Khi trẻ khoảng 2-3 tuổi thì bố mẹ nên cùng bé đánh răng và phải kiểm soát bên cạnh. Khi trẻ > 6 – 8 tuổi, đã hình thành thói quen và ý thức tốt thì bố mẹ mới có thể để cho các cháu tự đánh răng 1 mình và kiểm tra lại để đảm bảo trẻ đã đánh răng sạch.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ em theo từng độ tuổi là nền tảng tạo nên một nụ cười tươi sáng tự tin cho con trẻ. Hãy xây dựng thói quen đánh răng hợp lý cho trẻ để trẻ có sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Mong là qua bài viết này Quý bậc phụ huynh đã có thêm thông tin để chăm sóc răng miệng cho bé yêu của mình. Nếu cần tư vấn thêm hoặc thăm khám tình trạng răng cho con bạn có thể liên hệ Nha Khoa Bảo An Dental để được tư vấn tốt nhất nhé!
Nha Khoa thẩm mỹ BẢO AN DENTAL là hệ thống uy tín và chất lượng hàng đầu, tiên phong ứng dụng công nghệ điều trị và phục hình răng hàm mặt không đau theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm
Đặc biệt nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng ủng hộ, Nha khoa Bảo An Dental mang tới cho khách hàng chính sách trả góp chỉ … cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho các dịch vụ thẩm mỹ Nha khoa.
Dịch vụ nổi bật tại Nha Khoa Tân Bình - Bảo An Dental
Nha Khoa Thẩm Mỹ
Nhổ răng không đau
Trồng răng sứ
Chỉnh nha
Mọi ý kiến thắc mắc, yêu cầu tư vấn xin mời quý khách hàng liên hệ:
Nha Khoa Bảo An - Bảo An Dental
Địa chỉ: 145A Nguyễn Thái Bình,phường 4 , quận Tân Bình, Tp HCM
Hotline: 0918 379 115 - 0964 679 115
Email: nhakhoabaoan.vn@gmail.com
Fanpage Bảo An Dental : facebook.comnhakhoathammyBaoan
Bảo An Channel: youtube.com/channel/UCpfWyAzQD8m426sZHDUuK4Q
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Chăm sóc răng miệng cho trẻ em theo từng độ tuổi nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn